Tác giả: Thắng Lợi - 23/07/2021
A A
Thành phố Hà Nội: Đã huy động trên 11.464 tỷ đồng thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới Hà Nội; NTM Hà Nội; Chương trình mỗi xã một sản phẩm; OCOP Hà Nội; Nông thôn Hà Nội

Chiều 20/7/2021, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 04) tổ chức giao ban về kết quả thực hiện Chương trình đến hết quý II, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021.

Hội nghị cũng thực hiện việc góp ý vào dự thảo Kế hoạch tổ chức Hội nghị cấp thành phố Tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Chủ trì buổi giao ban có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04; Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình số 04. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình số 04 của Thành ủy.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, công tác tổ chức hội nghị được Ban Chỉ đạo Chương trình số 04 thực hiện theo đúng yêu cầu về phòng, chống dịch: Tinh giản thành phần dự hội nghị, đại biểu dự họp phải ngồi giãn cách, thực hiện việc đo thân nhiệt và khử khuẩn cho các đại biểu trước khi vào họp theo quy định...

Theo báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới từ đầu năm 2021 đến quý II năm 2021 là 11.464,9 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố chiếm 43,07%. Đến nay, Thành phố có 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 368/382 xã (chiếm 96,3%) đạt chuẩn nông thôn mới, 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong đó, huyện Đan Phượng đã hoàn thành 100% xã nông thôn mới nâng cao, đang phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ báo cáo tại hội nghị.

Với nhiệm vụ cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn: Trong trồng trọt, năng suất lúa xuân năm 2021 trên địa bàn thành phố ước đạt 61,74 tạ/ha, cao hơn năm 2020 (năm 2020 đạt 59,67tạ/ha). Trong chăn nuôi, Hà Nội không có dịch bệnh lớn xảy ra nên đàn vật nuôi tăng nhẹ. Thành phố có 27 nghìn con trâu; 130,4 nghìn con bò; 39,8 triệu con gia cầm; 1,337 triệu con lợn... Đến nay, Hà Nội có 141 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thành phố Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và công nhận được 1.054 sản phẩm OCOP...

Đối với phát triển kinh tế nông thôn, đến nay, Hà Nội có 1.255 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó có 87,4% số hợp tác xã đang hoạt động); 1.558 trang trại; 1.350 làng nghề. Trong 6 tháng đầu năm, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho hơn 96,7 nghìn lao động, đạt 60,5% kế hoạch giao trong năm; đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hoàn thiện các văn bản tham mưu thành phố chuẩn bị tốt cho Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn...

Tham luận tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành của thành phố đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào việc thực hiện Chương trình số 04 trong 6 tháng cuối năm.

Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Phạm Hải Hoa kiến nghị Ban Chỉ đạo Chương trình số 04 tháo gỡ khó khăn trong tích tụ ruộng đất, tạo thuận lợi cho các hộ nông dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh đề nghị Thành phố tiếp tục bố trí vốn để hoàn thành xây dựng các nhà văn hóa thôn làng, đáp ứng tiêu chí xã nông thôn mới theo các mức độ...

Một số ý kiến đề nghị Thành phố tiếp tục quan tâm đến công tác dạy nghề, tạo việc làm cho nông dân; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng khó khăn...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh: 6 tháng đầu năm là giai đoạn đầu tiên thực hiện Chương trình số 04 nhiệm kỳ mới của Thành ủy. So với Chương trình số 02 của giai đoạn trước, Chương trình số 04 hiện nay có phạm vi thực hiện rộng hơn, yêu cầu đặt ra cao hơn, hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu...

Mặc dù đã đạt nhiều kết quả, song việc triển khai Chương trình số 04 của Thành ủy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề môi trường; việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế...

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Chương trình 04 của Thành ủy bảo đảm chất lượng và tiến độ theo yêu cầu; ban hành Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy; xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng tiêu chí đô thị; ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025.

Đối với các huyện, thị xã, cần ban hành Chương trình, Kế hoạch thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch thực hiện hằng năm nhằm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu, chương trình trên các lĩnh vực: Xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân.

Các quận tiếp tục nghiên cứu, quan tâm hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới theo quy định, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn như: Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, các huyện phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới năm 2021 và năm 2022.

Đối với công tác tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, cần tiếp tục củng cố, kiện toàn, đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại; nghiên cứu xây dựng chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã, trang trại; thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề, các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ nông thôn, đáp ứng nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh và xúc tiến thương mại, làng nghề có thế mạnh phát triển kết hợp du lịch nông thôn; đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12-4-2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng lưu ý, trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay, cần bảo đảm các phương án sản xuất nông nghiệp, không để đứt gãy các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm ổn định lương thực, thực phẩm để cung cấp cho người dân trên địa bàn thành phố.

Về việc tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị UBND Thành phố căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 để nghiên cứu, đề xuất thời gian phù hợp, bảo đảm công tác phòng, chống dịch./.Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh: 6 tháng đầu năm là giai đoạn đầu tiên thực hiện Chương trình số 04 nhiệm kỳ mới của Thành ủy. So với Chương trình số 02 của giai đoạn trước, Chương trình số 04 hiện nay có phạm vi thực hiện rộng hơn, yêu cầu đặt ra cao hơn, hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu...

Mặc dù đã đạt nhiều kết quả, song việc triển khai Chương trình số 04 của Thành ủy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề môi trường; việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế...

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Chương trình 04 của Thành ủy bảo đảm chất lượng và tiến độ theo yêu cầu; ban hành Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy; xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng tiêu chí đô thị; ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025.

Đối với các huyện, thị xã, cần ban hành Chương trình, Kế hoạch thực hiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch thực hiện hằng năm nhằm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu, chương trình trên các lĩnh vực: Xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân.

Các quận tiếp tục nghiên cứu, quan tâm hỗ trợ các huyện xây dựng nông thôn mới theo quy định, đặc biệt là các huyện còn nhiều khó khăn như: Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, các huyện phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới năm 2021 và năm 2022.

Đối với công tác tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, cần tiếp tục củng cố, kiện toàn, đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại; nghiên cứu xây dựng chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã, trang trại; thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề, các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ nông thôn, đáp ứng nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh và xúc tiến thương mại, làng nghề có thế mạnh phát triển kết hợp du lịch nông thôn; đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12-4-2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng lưu ý, trong tình hình dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay, cần bảo đảm các phương án sản xuất nông nghiệp, không để đứt gãy các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm ổn định lương thực, thực phẩm để cung cấp cho người dân trên địa bàn thành phố.

Về việc tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị UBND Thành phố căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 để nghiên cứu, đề xuất thời gian phù hợp, bảo đảm công tác phòng, chống dịch./.

Từ khóa :
CÁC TIN KHÁC